09:36 ICT Thứ ba, 17/09/2024

Danh mục sản phẩm

Bằng khen

Chung Nhan
3
2
1

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 61

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4818

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 875097

Trang nhất » Quy trình sản xuất

 

. Quy trình sản xuất


 NGUỒN NGUYÊN LIỆU

Cty Trương Hải – một trong những công ty có mô hình sản xuất khép kín khi gắn kết giữa nguyên liệu và chế biến biến xuất khẩu thông qua việc liên kết với nhiều ngư dân làng bè trong vùng và tự mình chủ động trong việc nuôi cá bè, ao.

Triển khai các bộ phận có liên quan nắm bắt kịp thời tình hình biến động nguồn nguyên liệu: số lượng, cơ cấu, chất lượng, giá cả… trên cơ sở đánh giá thông qua sự biến động giá cả của thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu để có chính sách thu mua hợp lý phù hợp với từng tình hình cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất và kinh doanh có lãi. Đặc biệt với phương thức thu mua theo chất lượng thực tế của lô nguyên liệu sau chế biến đã kích thích người nuôi không ngừng cải tiến kỹ thuật, gắn chất lượng cá nuôi với sản xuất chế biến và xuất khẩu.

Đầu tư hợp lý sản lượng cá tra nguyên liệu để duy trì và khôi phục lại thị trường cho mặt hàng này vốn có nhiều tiềm năng phát triển.

TỔNG QUAN VỀ CÁ TRA

 

- Tên tiếng Anh: Pangasius
- Tên khoa học: Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)
- Tên thương mại: Pangasius

Thành phần dinh dưỡng:

Tổng năng lượng cung cấp (calori) Chất đạm (g) Tổng lượng chất béo (g) Chất béo chưa bão hòa (có DHA, EPA) (g) Cholesterol(%) Natri(mg)
124.52 23.42 3.42 1.78 0.025 70.6

Đặc điểm hình thái

- Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, chiều dài gấp 4 lần chiều rộng, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Vây thứ nhất có 5 tia, vây thứ hai là vây mỡ, vây hậu môn có 39 tia.

- Cá sống chủ yếu ở nước ngọt, có thể sống ở nước lợ 7 ÷ 10 % muối, chịu được nước phèn với pH > 5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C nhưng chịu nóng tới 390C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác.

- Cá tra có cơ quan hô hấp phụ, có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.